Tìm hiểu thông tin về bệnh gút ở phụ nữ

Phụ nữ không bia rượu, không hút thuốc liệu có bị bệnh gút hay không ? Chúng ta sẽ tìm hiểu bệnh gút ở nữ giới 
Xưa gút là bệnh của các quý ông, nay gút còn tìm đến các quý bà. Không giống như quý ông thường mắc bệnh gút tầm tuổi 30-40, thì các quý bà tiền mãn kinh lại có nguy cơ cao về bệnh này.

Cứ nghĩ gút là bệnh của nam giới, nên nhiều phụ nữ khi có các biểu hiện giống bệnh gút nhưng vẫn không nghĩ mình bị gút. Bác N.A.T (55 tuổi) tâm sự thời gian gần đây, mắt cá chân có hiện tượng sưng đỏ và đau nhức, cứ ăn nhiều thịt là đau. Bác đi khám ở bệnh viện tỉnh thì chuẩn đoán gút nhưng vẫn không tin nên lặn lội gần 200 km từ Lạng Sơn về Hà Nội để khám lại. Giờ thì bác mới “tâm phục khẩu phục” chấp nhận mình mắc gút.

>> Tìm hiểu thêm về bệnh gút và các bài thuốc quý chữa gút tại  http://chuagut.com/
 Trường hợp chị Lan (Hà Nội) có chồng mắc bệnh gút nên chị hiểu rất rõ về nó. Tuy nhiên, điều chị không ngờ tới là bệnh gút có biểu hiện khác ở phụ nữ. Mẹ chị có biểu hiện đau sưng ở ngón tay, không đau dữ dội nên chủ quan cứ nghĩ là bệnh thoái hóa khớp. Đợt này thấy mẹ đau nhiều hơn, đi khám thì được chuẩn đoán là gút.

Bệnh gút thường âm thầm phát triển ở phụ nữ ( Ảnh minh họa)

Không bia, không rượu cũng bị gút
Bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa acid uric dẫn đến acid uric máu tăng cao, khi đạt đến ngưỡng bão hòa gây lắng đọng các tinh thể urat tại các mô khớp và các mô khác trong cơ thể. Trong khi các món ăn nhậu và bia rượu làm cho nam giới đau đầu vì gút thì thói quen uống nước nhiều nước ngọt của phụ nữ lại làm tăng nguy cơ bệnh gút.Theo nghiên cứu BS. Hyon.K (Boston, Hoa kỳ), mỗi ngày uống 1 cốc nước cam ép làm tăng 70% nguy cơ bệnh gút.

Không đơn giản chỉ là chế độ ăn, nội tiết tố estrogen có vai trò rất quan trọng kiểm soát acid uric máu. Và nhờ đó, phụ nữ trẻ dường như “miễn dịch”với bệnh gút. Khi bước sang tuổi mãn kinh, mức estrogen giảm nhanh và phụ nữ phải đối diện với nguy cơ gút cao gần như nam giới.

Gút “nhẹ nhàng” và âm thầm

Trong khi nam giới mô tả cơn đau gút giống như một ngọn đuốc đang cháy, một cái búa khoan, kim đâm hay đi chân trần trên than nóng thì với phụ nữ, gút có xu hướng đau lan tỏa, ít dữ dội hơn nhưng lại dễ xuất hiện những hạt lồi tophi hơn. Sự “nhẹ nhàng” và âm thầm là nguyên nhân khiến phụ nữ thờ ơ với gút và dễ chuẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm khớp hay thoái hóa khớp. Chính điều này đã làm bệnh trở nên trầm trọng và gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch nhiều hơn nam giới. Chuẩn đoán sớm và điều trị đúng là cách tốt nhất kiểm soát bệnh gút. Khi thấy những dấu hiệu sưng, đỏ và đau không đối xứng ở tay, ngón chân cái, mắt cá chân… thì nên đi khám và kiểm tra chỉ số acid uric máu.

Phụ nữ nên cẩn thận với gút

Điều trị gút ở phụ nữ gặp nhiều khó khăn. Điều này một phần là do quan niệm xưa cho rằng bệnh gút là bệnh "nam giới". Phụ nữ thường chuẩn đoán nhầm, điều trị sai thuốc và điều trị muộn, không điều chỉnh chế độ ăn hợp lý.

Phụ nữ bị bệnh gút có nhiều khả năng cũng mắc các bệnh khác kèm theo như huyết áp cao, tiểu đường, bệnh thận và bệnh tim mạch. Điều này có thể làm cho điều trị bệnh gút khó khăn và trầm trọng hơn. Ví dụ, thuốc lợi tiểu dùng điều trị huyết áp cao làm tăng nguy cơ bệnh gút. Ngoài ra, chức năng thận suy giảm, đào thải acid uric kém dẫn đến tăng acid uric máu và hạn chế trong các phương pháp điều trị. Đồng thời, bệnh nhân gút nên giảm tối đa thức ăn nhiều đạm gốc purin, giảm calorie, giảm chất béo, uống nhiều nước và dùng sản phẩm hỗ trợ giảm acid uric máu.

Chữa bệnh gout bằng Lá lốt

 Viêt Nam có một kho thuốc thiên nhiên quanh ta, nếu độc giả biết cách sử dụng có thể phòng bệnh gout rất tốt. Một trong những vị thuốc phòng bệnh gout chính là Lá lốt

Các tư vấn thêm về phòng và chữa bệnh gout độc giả có thể xem thêm phòng và chữa gút

 
Gần đây một số người mắc bệnh gút (gout) đã chỉ nhau kinh nghiệm ăn các món có lá lốt để điều trị căn bệnh vốn được cho là “bệnh của nhà giàu” này. Một số thuốc đông y điều trị bệnh gút cũng đã đưa vào quảng cáo thông tin có tinh chất lá lốt, như một thành phần nổi trội của thuốc. Có hay không công dụng này của lá lốt?

Loại rau ăn “kiêm” vị thuốc

Cây lốt, còn gọi tất bát, có tên khoa học Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae. Cây thường được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt, dọc bờ nước để lấy lá làm gia vị, ăn sống như các loại rau, hoặc làm thuốc. Lá lốt có hình tim, năm gân chính toả ra từ cuống lá.

Một số cách chế biến món ăn với lá lốt được ưa thích: luộc chấm nước mắm tỏi, gừng; xào với thịt bò, thịt heo, các loại hải sản; xắt sợi như cọng chỉ, nặn chanh vào ăn sống; nấu canh với các loại nhuyễn thể như: ngao, sò, ốc, hến… Đặc biệt, món canh lá lốt nấu với cá là món ăn bổ dưỡng, giúp người già có thể ăn được nhiều cơm, đồng thời chống đỡ được một số bệnh tật.

Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá và thân cây lốt chứa các chất ancaloit, flavonoid và tinh dầu, với thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ cũng có chứa tinh dầu nhưng thành phần chính là benzylaxetat. Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau.

Trong y học cổ truyền, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, công dụng ôn trung (làm ấm bụng); tán hàn (trừ lạnh); hạ khí (đưa khí đi xuống); chỉ thống (giảm đau); yêu cước thống (đau lưng, đau chân), tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài), trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu...

Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá lốt đơn lẻ hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác như rễ cỏ xước, lá xương sông, rễ bưởi bung... sắc lấy nước uống hoặc ngâm tay chân để chữa các chứng đau nhức xương khớp, đau vùng ngực và bụng do lạnh; chứng ra nhiều mồ hôi tay, chân; mụn nhọt, đau đầu, đau răng…

Người bệnh gút có thể dùng lá lốt

Hai bài thuốc với lá lốt

Đau nhức xương khớp: lấy 5 – 10g lá lốt phơi khô, sắc hai bát nước còn nửa bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, sau bữa ăn tối, trong vòng mười ngày.

Ra nhiều mồ hôi tay, chân: lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo, cho vào nồi cùng một lít nước, đun sôi khoảng ba phút. Khi sôi cho thêm ít muối, để ấm, dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày.

Mặc dù lá lốt có nhiều công dụng trong y học cổ truyền nhưng cho đến nay chưa thấy có y thư cổ nào đề cập đến việc dùng lá lốt để trị liệu thống phong – chứng bệnh mà y học hiện đại gọi là bệnh gút. Trên thực tiễn lâm sàng ở các bệnh viện y học cổ truyền, cũng chưa thấy công trình nghiên cứu nào khảo sát và chứng minh công dụng này.

Các thông tin mà nhiều người cho rằng nhờ ăn lá lốt đã có người khỏi bệnh gút hoặc bớt đau nhức do bệnh gút gây ra có thể chỉ là kinh nghiệm đơn lẻ ở một địa phương hoặc của một số bệnh nhân nào đó. Đây cũng là vấn đề gợi mở lý thú để các nhà y học đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và chứng minh khả năng phòng chống bệnh gút của loại cây dân dã này.

Xét về tính hợp lý trong điều trị, với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt, dùng lá lốt để hỗ trợ trị liệu bệnh gút cũng có thể chấp nhận được. Đến nay cũng chưa thấy có báo cáo nào ghi nhận những tác hại nguy hiểm của những bài thuốc dân gian có dùng lá lốt.

Cuối cùng, cần nhấn mạnh một điều, nguyên tắc điều trị với bệnh gút là phải dùng thuốc để trung hoà, giảm tổng hợp axít uric trong cơ thể. Quá trình điều trị chỉ kiểm soát được bệnh chứ không chữa khỏi bệnh. Nhiều người bệnh không hiểu điều này, cứ nghĩ phải có một loại thuốc nào đó chữa khỏi hẳn và nôn nóng đi tìm. Nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc, quảng cáo chữa được bệnh gút thực chất chỉ giúp bệnh nhân giảm cơn đau trước mắt chứ bệnh vẫn còn đó và vào một ngày đẹp trời nào đó, cơn đau có thể quay lại.

Chỉ nên ăn tối đa 100g lá lốt mỗi ngày

Lá lốt có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Như bất kỳ vị thuốc nào, đều cần phải dùng đúng liều. Lạm dụng, thuốc bổ cũng thành độc. Vì vậy mỗi người chỉ nên ăn từ 50 – 100g lá lốt mỗi ngày. Lưu ý, những người đang bị vị nhiệt táo bón (biểu hiện lợi hàm sưng đỏ; lưỡi khô; môi nẻ đi tiêu khó khăn, nóng bức trong người...) không nên dùng lá lốt.

Bệnh gút có chữa được không ?

Bệnh gút, một thách thức của lịch sử y học thế giới 
(Viện Gút ) Ngày nay cùng với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều dịch bệnh nguy hiểm đã được dập tắt, còn hàng chục căn bệnh nguy hiểm chết người đã và đang được các nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu tìm ra phương pháp chữa trị. Tuy nhiên bệnh Gút, một trong những căn bệnh được thế giới biết đến sớm nhất và mức độ đau đớn do nó gây ra cho người bệnh bao giờ cũng đứng đầu trong các loại bệnh thì vẫn chưa khi nào được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm cần tập trung loại trừ.

 
Sinh thời Hypocrate, ông tổ của y học hiện đại ngày nay ở thế kỷ thứ tư trước công nguyên đã phát hiện ra Gút và gọi nó là bệnh của vua. Ông cũng căn cứ vào mức độ đau đớn dữ dội của Gút gây ra để gọi nó là vua của các bệnh. -  Chỉ có ai là bệnh nhân Gút như ông Thu, ông Thọ, ông Cường, ông Cát mới cảm nhận hết những cơn đau tột cùng do Gút gây ra.

Kể từ thời Hypocrates đến nay, hơn 2600 năm đã trôi qua, nhưng những gì chúng ta biết về Gút còn quá ít, đặc biệt là hậu quả tàn khốc của Gút đối với cơ thể con người lại càng ít được nhắc tới.

Hiếm có căn bệnh nào tàn phá khốc liệt cơ thể con người hơn là căn bệnh Gút. Nhìn những khuôn mặt phù nề, giữ nước là hậu quả của một thời gian dài lạm dụng thuốc chống viêm giảm đau có corticoid. Những đôi bàn tay, bàn chân bị biến dạng, những u cục tophi bị vỡ, gây nhiễm trùng kéo dài có nguy cơ phải tháo khớp. Đó cũng chỉ là những biểu hiện bề ngoài mà chưa phản ảnh hết được hậu quả của Gút với các tạng phủ của cơ thể người bệnh.

Gần 200 năm đã qua kể từ khi thế giới phát hiện ra chất colchicin trong cây tỏi độc có tác dụng chống kết tủa urat tại khớp, nguyên nhân gây viêm khớp Gout cấp, đến nay cũng chưa có nghiên cứu nào mang tính đột phá về Gout. Các phương pháp điều trị Gout truyền thống vẫn chỉ tập trung vào điều trị chống viêm, giảm đau, tăng đào thải hoặc giảm tổng hợp acid uric.

Pegloticase một loại thuốc mới điều trị Gút được cơ quan FDA của Mỹ cấp phép lưu hành vào năm 2010 từng là niềm hy vọng cho cộng đồng bệnh nhân Gút, nhưng nó cũng chỉ có tác dụng làm giảm lượng acid uric máu và được phép chỉ định trong phạm vi hạn chế.

Khi thế giới vẫn còn đang gặp khó khăn trong việc điều trị dứt điểm bệnh Gút, các cơ sở y tế điều trị chuyên sâu về Gút vẫn chưa được hình thành, thì bệnh nhân gút vẫn phải tiếp tục tìm đường để tự giải cứu cho mình.

Tự điều trị cũng đồng nghĩa với việc bệnh nhân dễ đi vào vòng luẩn quẩn, và cũng là một trong những nguy cơ làm cho bệnh của họ nặng thêm. - Thực trạng của bệnh nhân Gút chúng ta vừa thấy nó đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với những gì mà các phương pháp điều trị Gút thông thường đang tập trung giải quyết. Đó thật sự là một thách thức kể cả đối với nền y học hiện đại ngày nay.

Đương đầu với thách thức:
Khát vọng chinh phục thiên nhiên, chiến thắng bệnh tật là khát vọng khôn cùng của con người. Đối với cộng đồng bệnh nhân Gút, dù hơn 2600 năm đã trôi qua trong bế tắc, nhưng rồi vẫn có một ngày họ không còn bị lãng quên. Ngày 26/7/2007, là ngày thành lập Viện Gút TP.HCM, và giờ đây nó đã là một ngày đặc biệt đối với cộng đồng bệnh nhân Gút không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Không phải tại những nước phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật như Anh, như Pháp, Như Mỹ, Như Nga, như Nhật mới là những người đi tiên phong trong nghiên cứu và điều trị bệnh Gút. Mà ngay tại đất nước Việt Nam, quê hương của câu chuyện cổ tích về Phù Đổng Thiên Vương, bỗng chốc vươn vai thành một chàng trai đi đánh giặc, lại có thêm một câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Chỉ với 4 năm kể từ ngày thành lập, Viện Gút đã giải quyết được nút thắt của lịch sử hàng ngàn năm căn bệnh Gút.

Với những gì mà Viện Gút đã làm được, ngày 18/01/2011, tại buổi tọa đàm khoa học “Chung tay để chiến thắng bệnh Gút” do Viện Gút tổ chức, lần đầu tiên trong lịch sử bệnh Gút, khát vọng chiến thắng căn bệnh này đã trở thành tiếng nói chung của nhiều nhà khoa học Việt Nam thuộc các lĩnh vực y - dược và nhiều lĩnh vực khoa học xã hội khác nhau.

Tại buổi tọa đàm này, nhiều nhà khoa học đã thật sự ngạc nhiên và xúc động trước kết quả điều trị kỳ diệu của Viện Gút TP.HCM đối với bệnh nhân Gút, đặc biệt là những bệnh nhân Gút mạn tính đã bị biến chứng nặng sang nhiều bệnh khác nhau tưởng chừng sẽ không bao giờ qua khỏi.

Ông Nguyễn Văn Minh, 56 tuổi là một bệnh nhân Gút mạn tính, suy thận độ 3 có những u cục tophi nổi lên ở chân, ở tay, trước kia muốn đi đâu ông phải ngồi lên xe đạp và tự đẩy vì ông không cử động khớp bàn chân được. Các khớp ngón tay của ông cũng thế, bệnh Gút khiến cuộc sống của ông sa sút hẳn, cái nghề sửa đồng hồ nuôi sống cả gia đình cần đến đôi bàn tay khéo léo và linh hoạt nay phải đành ngồi nhìn. Sau một đợt điều trị tích cực tại Viện Gút, tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sĩ, cục tophi ở ngón chân ông đã biến mất. Ông đã có thể đi lại bình thường. Đôi bàn tay ông thực hiện lại được những thao tác khéo léo trong công việc hàng ngày và đến nay ông đã hoàn toàn bình phục.

Bà Trần Thị Thệ, là một trong số ít Bệnh nhân nữ bị gút mạn tính, có nhiều u cục tophi kèm theo viêm khớp dạng thấp với những ngón tay đã bắt đầu bị biến dạng. Bệnh nhân đến Viện Gút trong tình trạng nguy hiểm bị suy thận gây phù nề, giữ nước toàn thân do lạm dụng corticoid trong một thời gian dài. Sau hơn 2 tháng điều trị, bệnh nhân đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm, và sau hơn 6 tháng điều trị bệnh nhân đã bình phục, các ngón tay đã bình thường trở lại.

Nhìn người đàn ông này, không ai nghĩ cách đây hơn 2 tháng ông còn là một bệnh nhân Gút bi quan, tuyệt vọng vì bệnh tình quá nặng của mình. Ông Lê Hồng Đản là một bệnh nhân đặc biệt bị Gút đã 26 năm nay. Khi đến với Viện Gút, bệnh nhân trong tình trạng nằm bất động kéo dài, các u cục tophi mọc dày như rải sỏi trên thân, mọc cả ở lưng, vùng nách, vùng háng, ở đùi. Các khớp chân và tay bị phá hủy, bàn tay, bàn chân, khủy tay bị biến dạng hoàn toàn. Một số ngón chân đã bị lở loét. Bệnh nhân trong tình trạng suy thận, phù nề, giữ nước toàn thân. Đại tiểu tiện đều gặp khó khăn. Đau nhức triền miên, sốt cao kéo dài, ăn vào là ói nên thể trạng suy kiệt.

Sau gần 3 tháng điều trị, ông Đản đã có một sự phục hồi kỳ diệu, tình trạng phù nề giữ nước đã hết, hết sốt, da dẻ hồng hào, đau nhức giảm hẳn, đại tiểu tiện đã dễ dàng trở lại, đã  ăn được 2 - 3 lưng cơm, ngủ được 6 - 7 tiếng một ngày, một số u cục tophi bắt đầu vỡ ra. Ngày 12/7 lần đầu tiên sau một thời gian dài phải nằm tại chỗ do Gút gây biến dạng khớp, và do thoái hóa khớp, ông Đản đã bắt đầu đi lại được.

Ông Lê Hồng Đản là thương binh loại 2/4. Trong trận đánh đồn Phú Hòa Đông Nam Thi - ở Củ Chi, ngày 17/5/1968, ông đã bị thương rất nặng với một mảnh đạn pháo vẫn còn nằm lại trong đầu, 2 mành đạn xuyên qua phổi, nhiều mảnh đạn ở chân, ở tay đã lẫy đi của ông 65% sức khỏe. Người thương binh ấy đã hy sinh một phần xương máu trong cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Và giờ đây ông đang phải chiến đấu chống lại căn bệnh Gút cùng các biến chứng quái ác. Trong cuộc chiến chống bệnh tật hôm nay ông không còn đơn độc và tuyệt vọng. Các giáo sư, Bác sĩ của Viện Gút đã và đang giúp cho ông phục hồi sức khỏe, để ông lấy lại được niềm tin yêu vào cuộc sống.

Ông Minh, Bà Thệ, Ông Đản chỉ là những bệnh nhân tiêu biểu trong số hàng trăm bệnh nhân Gút đã từng bị biến chứng nặng nề và hơn 10 ngàn bệnh nhân đã và đang được điều trị hiệu quả theo phương pháp của Viện Gút. - Sự phục hồi kỳ diệu của những bệnh nhân Gút đặc biệt này không chỉ là niềm vui, hạnh phúc của cá nhân và gia đình họ, mà còn là tin vui cho cộng đồng bệnh nhân Gút, đặc biệt là những bệnh nhân đang sống trong bi quan tuyệt vọng.

Những thành quả mà Viện Gút đạt được hôm nay là sự kế thừa, vận dụng sáng tạo tư tưởng “Nam dược trị Nam nhân” của Thánh tổ thuốc Nam, Đại danh y Tuệ Tĩnh để nâng lên một tầm cao mới là “Nam dược vị nhân sinh”. Sắp tới đây khi phương pháp điều trị của Viện Gút được áp dụng rộng rãi trên thế giới, bạn bè quốc tế sẽ thấy được giá trị đặc biệt của nguồn thảo dược, dược liệu Việt Nam.

Tuy nhiên không có thành công nào lại đến một cách dễ dàng, nhất là với một căn bệnh mà thế giới đã bế tắc hàng ngàn năm như bệnh Gút.

Vượt lên trên tất cả những khó khăn đó, bằng phương pháp làm việc khoa học, cùng sự tận tâm và trách nhiệm của người thầy thuốc Việt Nam, Viện Gút đã và đang giành trọn niềm tin của cộng đồng bệnh nhân Gút.

Còn rất nhiều việc phải làm đang ở phía trước, nhưng con đường chân chính rộng mở mà Viện Gút đang đi tới đã có thêm rất nhiều nhà khoa học, giới truyền thông rộng rãi chung tay, và mai đây sẽ còn thêm sự chung tay chặt chẽ của cả cộng đồng.

Nhìn lại 4 năm đã qua thật sự là một khởi đầu ngọt ngào mang đến tương lai kết thúc hàng ngàn năm đau khổ cho cộng đồng bệnh nhân Gút ở Việt Nam và trên thế giới.


Bệnh gout có lây không ? Bệnh gut có lây qua đường tình dục không ?Bệnh đó có nguy hiểm không ?

Bệnh gout có lây không ? Bệnh gut có lây qua đường tình dục không ?Bệnh đó có nguy hiểm không ?
Để tìm hiểu vấn đề này chúng ta hãy quay lại nguyên nhân gây bệnh gout và các biến chứng của bệnh gout
Nguyên nhân của bệnh gout (hay bệnh gút, thống phong)
>> Đọc thêm Nguyên nhân gút
Gout là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout là sự lắng đọng vi tinh thể muối urate natri tại các cơ quan trong cơ thể như: tại các khớp, tại tim, tại thận,...
 
Vi tinh thể muối urate natri là sản phẩm của acid uric kết tủa thành khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì một lý do nào đó, hàm lượng purin trong cơ thể tăng, quá trình chuyển hóa chúng thành acid uric tăng. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít thì nồng độ acid uric trong máu tăng lên, sự chuyển hóa acid uric thành muối urat tăng theo dẫn tới sự lắng đọng những tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, gây ra viêm sưng khớp và biểu hiện triệu chứng tại những vị trí lắng đọng.

Nguyên nhân gây tăng lượng acid uric

 Acid uric lắng tụ tại khớp

 Tăng bẩm sinh: bệnh Lesch - Nyhan: do thiếu men HGPT nên lượng acid uric tăng cao ngay từ nhỏ, bệnh có các biểu hiện về toàn thân, thần kinh, thận và khớp. trường hợp này rất hiếm và rất nặng.


Bệnh gout nguyên phát: là bệnh gắn liền với các yếu tố di truyền và cơ địa, những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của bệnh.

Bệnh gout thứ phát: acid uric trong máu có thể tăng thứ phát do những nguyên nhân sau :

- Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua), uống nhiều rượu, bia. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp.

- Do trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học  như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh u ác tính.

- Do giảm thải acid uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận làm cho quá trình đào thải acid uric giảm và ứ lại gây bệnh.

Vai trò của acid uric trong viêm khớp

Trong bệnh gout, tinh thể urat monosodic lắng đọng ở màng hoạt dịch sẽ gây nên một loạt các phản ứng: 

- Hoạt tác yếu tố Hageman tại chỗ từ đó kích thích các tiền chất gây viêm Kininogen và Kallicreinogen trở thành kinin và kallicrein gây phản ứng viêm ở màng hoạt dịch.

- Từ phản ứng viêm, các bạch cầu sẽ tập trung tới, bạch cầu sẽ thực bào các vi tinh thể urat rồi giải phóng các men tiêu thể của bạch cầu (lysozim). Các men này cũng là một tác nhân gây viêm rất mạnh.

- Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hóa, sinh nhiều acid lactic tại chỗ và làm giảm độ pH, môi trường càng toan thì urat càng lắng đọng nhiều và phản ứng viêm ở đây trở thành một vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo dài. Do đó, trên thực tế thấy hai thể bệnh gout: Thể bệnh gout cấp tính, quá trình viêm diễn biến trong một thời gian ngắn rồi chấm dứt, hay tái phát. Thể bệnh gout mạn tính quá trình lắng đọng urat nhiều và kéo dài, biểu hiện viêm sẽ liên tục không ngừng.



Qua những thông tin trên ta hoàn toàn có thể trả lời được câu hỏi

- Bệnh gout có lây không ? trả lời là bệnh gout không lây
- Bệnh gut có lây qua đường tình dục không ? trả lời là không, nhưng có ảnh hưởng vì bênh gout gây đau các khớp vì vậy ảnh hưởng đến tình dục.
- Bệnh đó có nguy hiểm không ? Trả lời: không nguy hiểm nếu có cách phòng tránh tốt , nhưng nếu để biến chứng bệnh gout sẽ trở lên rất nguy hiểm
>> Đọc thêm các biến chứng của bệnh gout

Những thực phẩm người mắc bệnh gút nên kiêng - benh gut kieng an gi

Thực phẩm người mắc bệnh gút nên kiêng. Những thực phẩm bệnh nhân gout nên biết cách sử dụng.

Bệnh Gout (bệnh thống phong) là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa purin ở người, nguồn gốc từ việc tăng tiêu hủy các acid nhân của các tế bào và/hoặc giảm thải acid uric ra ngoài gây tăng acid uric trong máu, mà hậu quả là gây các đợt viêm khớp cấp, gây các tophy, gây sỏi thận, gây suy thận. Bệnh Gout có thể được kiểm soát tốt bằng chế độ thuốc men đều đặn và liên tục, phối hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý.


>>Bệnh gút nên uống gì?

>>Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh gout


Để làm giảm acid uric máu cần hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều purin (chứa nhiều acid nhân tế bào) như tim, gan, thận, óc, trứng lộn, cá chích, cá đối. Đây là những loại thức ăn giàu đạm.
Tuy nhiên, chất đạm là một thành phần quan trọng trong dinh dưỡng của mọi lứa tuổi đặc biệt ở người có tuổi. Vì vậy, không thể loại bỏ hoàn toàn chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày nhưng cũng đừng vượt quá nhu cầu thiết yếu về đạm của cơ thể.


Ở người lớn nhu cầu về đạm là 1 g/kg trọng lượng/ngày (nhu cầu này sẽ tăng trong một số trạng thái cơ thể đặc biệt: có thai, gắng sức, bị bệnh.), điều này có nghĩa nam giới 60 kg cần 60 g đạm mỗi ngày.


Các loại thức ăn: tôm, cua, sò, ốc, hến, ếch, cá nước ngọt, thịt chim, trứng, đạm thực vật, cá biển nói chung. đều không cần kiêng tuyệt đối. Miễn sao, số lượng đạm từ các thức ăn đó không vượt quá nhu cầu cần thiết hàng ngày.


Không uống rượu, hạn chế uống bia, không ăn uống quá mức.


Chân giò heo, là loại thức ăn chứa nhiều mỡ (lipid), không có lợi cho sức khỏe người có tuổi, không nên ăn thường xuyên, đặc biệt khi người bệnh có kèm rối loạn các thành phần của lipid máu (Cholesterol, Triglyceride, b Lipoproteine, HDL-C, LDL-C, VLDL-C.)


Nên tăng cường ăn rau xanh, uống nhiều nước, uống các loại nước khoáng hơi kiềm (bicarbonate) vì sẽ làm kiềm hóa nước tiểu và tăng mức lọc cầu thận, thuận lợi cho việc thải bớt acid uric ra ngoài.
Sau đây là bảng lượng đạm trong từng loại thực phẩm. Bệnh nhân gout có thể tham khảo để đưa ra khẩu phần ăn thích hợp.

Bảng dưới đây là lượng đạm có trong một số thực phẩm thường dùng
Thực phẩm (100 g)
Lượng đạm (Gam)
Sữa bò tươi
3,9
Sữa đặc có đường
8,1
Sữa chua
3,7
Sữa đậu nành
3,9
Phomat
10-20
Trứng gà tươi
11,6
Trứng vịt tươi
14,2
Thịt bò nạc
20
Thịt trâu nạc
21,9
Thịt thỏ nạc
21,5
Thịt lợn nạc
19
Thịt gà nạc
22,4
Thịt vịt nạc
17,8
Thịt ngỗng nạc
18,4
Thịt ếch
20,0
Thịt cá lóc
18,2
Thịt cá chép
16,5
Thịt cá trê
16,5
Thịt lươn
20,0
Thịt tôm
18,4
Thịt cua biển
17,5
Đậu hũ
10,9
Đậu phọng (lạc)
27,5
Đậu nành
34
Đậu xanh
23,4
Mè (vừng)
20,1


Không dùng:

Không uống nhiều rượu mạnh. Không ăn các thức ăn chứa nhiều purine như: phủ tạng động vật: tim, gan, thận, lá lách, óc…, hột vịt, gà lộn, trứng cá, cá trích, cá đối, cá mòi.

Dùng hạn chế

Hạn chế protid (<1g protein/kg/ ngày tương đương < 200g thịt nạc mỗi ngày).
Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) đồ biển (tôm, cua…).
Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) các loại đậu hạt, măng tây
Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) chocolate, cacao, trà, cà phê

Dùng nhiều

Các loại rau xanh, trái cây tươi.
Uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc lá xakê.
Các loại ngũ cốc.

Bệnh gout và cách điều trị

Việc điều trị bệnh gout nhằm mục đích làm giảm đau giảm viêm ( khi viêm cấp) giảm và duy trì lượng acid uric máu ở mức bình thường ( acid uric ở dưới 360 mmol/l) để khỏi tái phát viêm khớp, bảo vệ thận khỏi sỏi thận và suy chức năng thận.

Điều trị bệnh gout bằng cách hạn chế nguyên nhân gây bệnh
(Thực phẩm nên dùng (ảnh 1, 2); và thực phẩm cần hạn chế (hoặc tránh) (ảnh 3, 4) )

Có thể phòng tránh được bệnh gút bằng việc thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Vì ăn uống bừa bãi là một yếu tố thúc đẩy làm xuất hiện bệnh và làm bệnh tái phát. Các nguyên tắc vệ sinh ăn uống đối với bệnh nhân gút là chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân (nếu béo phì) và uống nhiều nước (khoảng 1,5-2 lít nước/ngày), đặc biệt là nước khoáng kiềm (để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu).

Thứ nhất, lượng thịt ăn hằng ngày không nên quá 15g, đặc biệt cần tránh ăn phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi...), các loại thịt đỏ (thịt trâu, bò, chó, dê), các loại hải sản (tôm, cua, cá béo). Có thể ăn trứng, sữa, phomat, thịt trắng như  thịt gia cầm,  cá nạc.

Thứ hai là nên ăn thêm ngũ cốc, bánh mì trắng.

Thứ ba là ăn nhiều rau xanh, cà rốt, bắp cải, đậu phụ, hoa quả.

Thứ  tư là cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua, uống nước chanh... vì chính những chất chua lại làm bệnh nặng hơn.

Thứ năm là về các đồ uống. Bệnh nhân cần bỏ rượu, kể cả rượu vang, rượu thuốc.

Bệnh nhân gút cần có chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mọi mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất như  tránh lạnh, lao động quá mức, chấn thương, stress... Ngoài ra, bệnh nhân gút cần tránh dùng một số loại thuốc có thể làm tăng acid uric máu như các thuốc lợi tiểu, corticoid, aspirin.

Điều trị bệnh gout bằng đông y
1.Giai đoạn đầu: khi mới phát hiện ra lượng axit uric trong máu cao, có thể tham khảo bài thuốc Phòng Phong Thông Thánh Tán gia giảm, để giảm lượng axit trong máu, làm cho máu kiềm hóa.

Đối với thể cấp tính chủ yếu dùng phép thanh nhiệt thông lạc khu phong trừ thấp, đối với thể mạn tính thường kèm theo đàm thấp, ứ huyết, hàn ngưng, nên tùy chứng mà dùng các phép hóa đàm, trừ thấp, hoạt huyết thông lạc, ôn kinh, tán hàn. Đồng thời chú ý đến mức độ hư tổn của âm dương, khí huyết, can thận mà bồi bổ thích hợp thì bệnh sẽ khỏi.

2. Giai đoạn cấp tính: khi khớp gốc ngón chân cái (hoặc các khớp nhỏ khác) đột ngột sưng, nóng, đỏ đau, động vào đau dữ dội, kèm theo sốt, đau đầu, sợ lạnh hoặc bứt rứt, khát nước, miệng khô, tiểu vàng. Đó là biểu hiện các khớp đang viêm cấp tính do tinh thể axit uric ở trong khớp gây nên. Điều trị đầu tiên phải tiêu viêm, giảm đau, hạ sốt. Bệnh nhân có thể tham khảo bài thuốc: Bạch Hổ Gia Quế Chi Thanh. Bài thuốc này dùng trong thời gian các khớp bị sưng tấy, nóng, đỏ.

3. Giai đoạn mạn tính: Đây là giai đoạn mà bệnh xuất hiện đã lâu, gây ra biến chứng. Lúc này nhiều khớp sưng to đau kéo dài, co duỗi khó, tại khớp không đỏ nóng rõ nhưng đau nhiều, dị dạng kèm theo tê dại, da tím sạm đen, chườm nóng dễ chịu, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, lâu ngày gây tổn thương thận. Giai đoạn này việc điều trị đã trở nên khó khăn hơn vì vừa phải hồi phục tạng phủ để tăng cường chức năng thải độc của cơ thể, vừa phải đào thải axit uric. Bài thuốc tham khảo: Ô Đầu Tế Tần Thang.
Việc điều trị bệnh gout bằng thuốc chỉ có tác dụng nhất định, để đạt hiệu quả điều trị lâu dài cần tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý. 

Điều trị bệnh gout bằng tây y
Khi sử dụng dự phòng bằng colchicine có thể làm giảm đợt cấp xuống 85%. Liều dự phòng colchicine tiêu chuẩn là 0,6mg ngày 2 lần. Khi suy thận cần giảm liều hoặc dùng cách nhật.
Bệnh nhân có thể phòng tránh một đợt gout cấp bằng cách uống một viên colchicine duy nhất khi xuất hiện triệu chứng đau đầu tiên.

Nếu so sánh với 80% bệnh nhân có nguy cơ tác dụng phụ trên đường tiêu hóa khi dùng colchicin cho đợt gout cấp, thì liều lượng colchicine dự phòng chỉ gây tác dụng phụ trên 4% bệnh nhân mà thôi.
Sử dụng colchicine kéo dài có thể dẫn đến yếu cơ kết hợp với tăng creatine kinase do thuốc gây bệnh lý thần kinh cơ, đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận.

Colchicine không được dùng khi độ lọc cầu thận (GFR) dưới 10 ml/phút, và nên giảm liều xuống ít nhất một nửa khi GFR thấp hơn 50 ml/phút.

Colchicine cũng nên tránh dùng ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan, tắc mật và tiêu chảy nhiều.

Điều trị bằng colchicine đơn độc có thể phòng ngừa những đợt gout cấp nhưng không ngăn cản được việc tích lũy acid uric trong các khớp có thể dẫn đến việc phá hủy khớp sau này.

Nếu bệnh nhân không dùng được colchicine, có thể thay thế bằng NSAID để dự phòng, ví dụ indomethacin, 25mg ngày 2 lần.

Thuốc chống viêm giảm đau (khi viêm cấp): Các thuốc kháng viêm giảm đau chỉ dùng khi có cơn viêm khớp, nhằm cắt cơn viêm càng sớm càng tốt!

Các thuốc kháng viêm không steroid(NSAID): Là thuốc được dùng ở các bệnh nhân không có những bệnh khác đi kèm.

Indomethacin là chọn lựa kinh điển nhưng tránh dùng cho bệnh nhân lớn tuổi, vì thường gây những tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, có thể dùng hầu hết các loại NSAIDS. Nên chọn loại thuốc có tác dụng nhanh, nhưng không nên dùng aspirin vì nó làm thay đổi lượng acid uric, kéo dài và làm tăng cường độ đợt gout cấp. Các thuốc ức chế Cyclooxygenase-2 (COX-2) cũng đem lại kết quả điều trị tốt.

Khởi đầu với liều cao trong 2-3 ngày rồi giảm liều dần xuống trong vòng 2 tuần. Bệnh nhân phải hết đau ít nhất 2 ngày trước khi ngưng NSAIDS.

Chú ý: Tránh dùng NSAIDS trên bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày tá tràng hoặc xuất huyết tiêu hoá, bệnh nhân suy thận, bệnh nhân rối loạn chức năng gan, bệnh nhân đang dùng coumarin (có thể thay thế bằng thuốc ức chế COX-2), và những bệnh nhân nặng ở khoa săn sóc đặc biệt có nguy cơ viêm dạ dày do stress.

Các thuốc Corticoids:
Có thể sử dụng cho những bệnh nhân không dùng được NSAIDS hoặc colchicine. Một số chuyên gia khớp học khuyên dùng corticoids thay vì NSAIDS trong điều trị gout cấp. Corticoids có thể dùng đường uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm nội khớp, hoặc dùng gián tiếp qua trung gian hormon adrenocorticotropic (ACTH).
Dùng corticoids tiêm không mang lại ưu điểm nào hơn trừ trường hợp bệnh nhân không thể dùng được thuốc uống.
Tiêm corticoids nội khớp đặc biệt hữu ích khi bệnh nhân chỉ đau ở một khớp để tránh tác dụng toàn thân của corticoids uống. Cần đảm bảo là không có tình trạng nhiễm trùng khớp trước khi tiêm nội khớp.
Có thể dùng ACTH liều 40 IU tiêm bắp để thúc đẩy sự sản xuất corticoid bằng chính tuyến thượng thận của bệnh nhân. Dùng thuốc này không cần giảm liều từ từ như đối với prednisone.

Thuốc giảm axit uric máu:

Thuốc làm giảm acid uric máu (như allopurinol, sulphinpyrazone và probenecid): Để điều trị tận gốc các hậu quả (gây các đợt viêm khớp cấp, gây sỏi thận, gây suy thận.) của căn bệnh này cần phải giảm bớt lượng acid uric máu bằng thuốc ức chế tổng hợp acid uric và/ hoặc các thuốc làm tăng thải acid uric ra ngoài. Các thuốc làm giảm acid uric đều đòi hỏi phải dùng liên tục nhiều năm vì đây chính là việc phòng ngừa bệnh tái phát.
Trong thời gian uống thuốc làm giảm acid uric máu, bệnh nhân cần uống nhiều nước để giúp thải acid uric qua đường tiểu được dễ dàng hơn.

Probenecid tăng thải acid uric qua đường nước tiểu.

Một số nhà khớp học chọn dùng probenecid vì ít gây tác dụng phụ hơn allopurinol. Probenecid có thể dùng ở đa số đàn ông bị gout, tuổi trung niên, khoẻ mạnh.
Chỉ định dùng allopurinol thay vì probenecid khi có suy thận (GFR <50 ml/phút), sỏi thận, đang uống aspirin (ức chế tác dụng của probenecid), sản xuất quá nhiều acid uric, và khi không đáp ứng với điều trị probenecid.
Probenecid có thể tương tác với một số thuốc khác.
Bệnh nhân dùng probenecid cần uống 2 lít nước mỗi ngày khi bắt đầu điều trị để bảo đảm đủ nước tiểu tránh nguy cơ sỏi thận.

Sulfinpyrazone tăng thải acid uric qua đường nước tiểu.

Sulfinpyrazone là một chất làm tăng bài tiết acid uric qua nước tiểu có tác dụng kháng tiểu cầu nhưng ít dùng vì nguy cơ ức chế tủy xương.

Allopurinol là thuốc rất thường dùng để giảm acid uric máu, vì thuốc ức chế tổng hợp acid uric.

Allopurinol ngăn chặn xanthine oxidase và làm giảm sản xuất acid uric. Do đó, nên được dùng ở các bệnh nhân sản xuất quá nhiều acid uric và bệnh nhân có nguy cơ hội chứng phân giải khối u (tumor lysis syndrome) để đề phòng ngộ độc thận trong khi đang điều trị ung thư. Đây là thuốc hiệu quả nhất để làm giảm lượng acid uric trong huyết thanh. Tuy nhiên, rượu có thể làm giảm hiệu quả của allopurinol.
Khoảng 3-10% bệnh nhân dùng allopurinol bị khó tiêu, nhức đầu, tiêu chảy hoặc nổi sẩn, mẩn ngứa. Hiếm gặp hơn là trường hợp phản ứng quá mẫn với allopurinol với tỉ lệ tử vong khoảng 20-30%. Các biểu hiện của phản ứng quá mẫn là sốt, hoại tử biểu bì nhiễm độc, suy tủy, tăng eosinophil, phản ứng bạch cầu, suy thận, suy gan, và viêm mạch máu. Corticoids thường được dùng trong trường hợp phản ứng quá mẫn. Phản ứng quá mẫn với allopurinol thường gặp ở bệnh nhân suy thận, bệnh nhân dùng lợi tiểu, và bệnh nhân khởi đầu bằng viên allopurinol hàm lượng 300 mg.

Allopurinol cần được ngưng khi bệnh nhân nổi sẩn ngứa.

Trong đa số trường hợp nên bắt đầu bằng liều 100mg mỗi ngày và điều chỉnh liều mỗi tháng tuỳ theo mức acid uric cho đến khi đạt mục tiêu 5-6 mg/dl.

Lưu ý vấn đề tương tác thuốc, khi đang dùng Allopurinol

- Cố gắng tránh sử dụng các kháng sinh nhóm Lactam (nhóm Penicillines, đặc biệt là Ampicilline và Amoxyclin) vì Allopurinol làm tăng khả năng dị ứng của các kháng sinh này lên nhiều lần).
- Thận trọng khi dùng các thuốc ức chế men chuyển (đặc biệt là Captopril) vì thuốc này làm tăng khả năng dị ứng với Allopurinol.
- Không nên dùng Corticosteroids và Aspirin dài ngày vì hai loại thuốc này ảnh hưởng không tốt đến bệnh và gây tăng acid uric máu.
- Không dùng các thuốc lợi tiểu thiazide vì cản trở thải acid uric qua đường tiểu và tăng khả năng dị ứng Allopurinol.
- Khi cần sử dụng thuốc hạ sốt người bệnh có thể dùng là Paracetamol.
- Khi bị các viêm nhiễm cần điều trị kháng sinh, người bệnh nên báo cho bác sĩ biết mình đang dùng Allopurinol và các bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh thuộc các nhóm khác như: Erythromycine, Rovamycin, Tetracycline, Bactrim, Ciprofloxacine, Pefloxacin, Ofloxacin, Norfloxacin,.
- Allopurinol có thể được dùng phối hợp với probenecid. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng allopurinol tăng thời gian bán hủy của probenecid và ngược lại, probenecid lại tăng đào thải allopurinol.
- Các thuốc lợi tiểu khác, lợi tiểu đông nam dược đều có thể dùng. Các thuốc lợi tiểu thảo dược thường làm tăng lưu lượng dịch tới thận, tăng mức lọc cầu thận, làm kiềm hóa nước tiểu, không thải muối. nên thuận lợi cho việc thải acid uric, (đặc biệt là lá xakê). Có thể kết hợp với các thuốc này để tăng cường và củng cố kết quả điều trị. Nhiều trường hợp còn làm giảm bớt liều thuốc phải sử dụng.

Bệnh gút, nên ăn gì ? Những thực phẩm nên ăn khi mắc bệnh gút

Bệnh gút, nên ăn gì ? Những thực phẩm nên ăn khi mắc bệnh gút ?
(Thực phẩm nên dùng (ảnh 1, 2); và thực phẩm cần hạn chế (hoặc tránh) (ảnh 3, 4) )
Bệnh gút nên ăn
Đối với người mắc bệnh gout, thức ăn, đồ uống cần chứa ít chất purine, vừa đủ chất đạm, ít chất béo, cần nhiều vitamine, giảm bớt lượng bia, rượu, không ăn nhiều tạng phủ động vật, nấm, thịt rừng… Ngoài ra, cần uống nhiều nước. Sau đây là một số món được bác sĩ Lê Trương và lương y Bàng Cẩm (TP.HCM) giới thiệu dành cho người bệnh gout:

Nước táo và lê
Táo (bom) khoảng 500 gr; quả lê 100 gr; bưởi 200 gr; cà rốt 300 gr cùng một lượng mật ong vừa đủ. Táo, lê, cà rốt rửa sạch, gọt vỏ rồi xắt thành từng miếng nhỏ. Cho tất cả vào máy xay sinh tố cùng với bưởi, có thể cho vào máy ép trái cây ép trong 3 phút. Cho thêm nước sôi để nguội và mật ong vào trộn đều để dùng.

Nước dâu tươi
Quả dâu tươi Đà Lạt (80 gr); nước chanh vắt (20 ml); sữa bò (100 ml) và một lượng đường cát trắng vừa đủ. Trái dâu tươi sau khi rửa sạch, cắt bỏ cuống, cho vào máy xay sinh tố cùng với nước chanh vắt và đường cát trắng, xay từ 1 – 2 phút, rồi thêm nước chín để nguội hay sữa vào để dùng.

Nước ngũ vị
Rau cần (150 gr); táo (400 gr); cà rốt (300 gr); chanh tươi (50 gr); mật ong lượng vừa. Rau cần, táo, cà rốt rửa sạch, xắt nhỏ, rồi cùng chanh tươi cho vào máy xay sinh tố để xay, thêm vào nước chín để nguội với lượng vừa đủ, sau cùng cho mật ong vào để dùng.

Bệnh gút nên tránh

Thực phẩm có nhiều chất purin (trừ các loại rau xanh nhiều prurin lại không làm gia tăng bệnh gút) là phủ tạng động vật như óc, thận, gan, tim, thịt đỏ như thịt chó, thịt bò, trâu... và hải sản như tôm, mực. Người ta cũng ghi nhận ăn thịt chứa nhiều mỡ, sữa có nhiều chất béo, bia, thực phẩm sấy khô (cá khô, mực khô, thịt hun khói) và các chất ngọt nhân tạo có nguy cơ cao gây mắc bệnh gút. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, khi một người đã mắc bệnh gút rồi thì rất khó chữa trị khỏi hẳn mà nên xác định là “sống chung với bệnh gút”. Ngoài việc điều trị giảm sưng, đau khớp khi lên cơn cấp tính thì những thuốc giúp cơ thể đào thải acid uric cũng được sử dụng với liều lượng như thầy thuốc chỉ định.

Nên ăn thực phẩm gì và nên kiêng thực phẩm gì đối với người bị bệnh gút? Nói chung đối với người bị gút nên sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc (gạo, ngô, bánh mì), các loại hạt, bơ, dầu, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat tươi, rau, quả. Hạn chế sử dụng thịt, cá, hải sản, gia cầm, đậu đỗ. Nên kiêng ăn óc, gan tim, thận, nấm. Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè nhưng cần uống nước lọc đủ lượng hằng ngày.

Khi đang lên cơn đau thì tạm thời chỉ ăn cơm, bánh mì, bột ngũ cốc, trái cây, rau các loại và không nên ăn nước mắm. Khi hết cơn đau có thể ăn một số thức ăn có hàm lượng purin vừa như các loại họ đậu, rau dền, ít thịt gà, cá. Đối với người béo, thừa cân mà bị bệnh gút thì nên có kế hoạch giảm cân từ từ, nếu giảm nhanh quá hoặc nhịn ăn chẳng hạn thì nồng độ acid uric có thể tăng lên do sự phân hóa chính các tế bào của cơ thể dẫn đến cơn đau do gút.

Tìm hiểu thêm về bệnh gút
Bệnh gút là bệnh viêm khớp cấp tính gặp chủ yếu ở nam giới, tỷ lệ ở tuổi thanh niên và trung niên chiếm nhiều hơn cả.

Nguyên nhân
Bệnh gút trước đây người ta gọi là bệnh của vua, quan, ngày nay có thể gọi là bệnh của nhà giàu bởi vì bệnh liên quan đến chế độ ăn nhiều chất đạm (protid). Bệnh gút thường gây đau và viêm tấy ở khớp xương, đặc biệt là khớp ngón cái, khớp gối và đau nhiều nhất vào ban đêm. Lý do đau khớp là vì khi acid uric vượt quá 8 mg/dl trong máu mà khả năng bài xuất theo nước tiểu lại giảm đi thì tinh thể urat lắng đọng lại trong khớp xương.
Nguyên nhân của bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa chất purin làm tăng lượng acid uric trong máu. Ở người bình thường lượng acid uric sản xuất ra và lượng thải trừ chúng luôn luôn cân bằng. Khi các loại thực phẩm có chứa nhân purin đưa vào cơ thể được phân hủy thành acid uric. Acid uric là loại trung tính mà cơ thể con người không cần thiết cho nên sẽ bị thận lọc ra khỏi dòng máu, bài tiết ra ngoài cơ thể theo đường niệu. Khi lượng purin quá nhiều thì lượng acid uric được tạo ra cũng được tăng theo, cho nên cơ thể không thể đào thải ra hết được.




Triệu chứng bệnh gút, các dấu hiệu cơ bản nhất bạn có thể đánh giá mình đã mắc bệnh gút

Bệnh gút bao gồm những triệu chứng như sau:
Các triệu chứng đầu tiên thường gặp là ngón cái sưng đỏ và đau nhức. Và thường có đau các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay.

>> Tìm hiểu thêm về bệnh gút tại kênh thông tin chính thức về bệnh gút Chữa gút.Com


- Giai đoạn đầu tiên thường là không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu cao.

Các triệu chứng đầu tiên thường gặp là ngón cái sưng đỏ và đau nhức. Và thường có đau các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay.

Các tinh thể acid uric gây viêm khớp, dẫn đến sưng đỏ, nóng, đau, và cứng khớp.

Hầu hết các bệnh nhân có các cơn đau tái phát trong vòng 2 năm.

- Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau khớp cấp gây tổn thương nhiều khớp, làm tổn thương khớp, mất vận động, đau mãn tính và hình thành cục tophi (tinh thể urate lắng đọng trong mô mềm).

CHỮA BỆNG GOUT KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC-NHỮNG KIẾN THỨC PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH GUT

Muốn chữa bệnh gut mà không cần dùng thuốc bạn cần phải hiểu nguyên nhân gây bệnh gut, đó là những nguyên nhân sau:
- Bệnh này do nồng độ ACID URIC trong máu tăng quá cao.
- Acid uric là một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giáng của purin.
- Purin cũng có trong tất cả các loại thịt, cá và gia cầm.
- Thông thường thì acid uric bị phân hủy trong máu và được thải ra ngoài qua thận để ra nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít. Hậu quả là acid uric trong máu tăng lên, tích lũy dần dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc các bao quanh khớp gây ra triệu chứng đau đớn, viêm sưng khớp.

Những hoàn cảnh và lý do sau đây có thể làm tăng acid uric máu cũng như tăng nguy cơ bệnh Gout:
- Đa số lý do là vì đã uống nhiều Rượu, đặc biệt là rượu ... BIA.
- Một số bệnh và vài thứ thuốc dùng để điều trị các bệnh khác cũng có thể làm bạn tăng nguy cơ bị Gout, như tăng huyết áp, Diabetes, High Chloresterol .... và ngay cả ít vận động,… cũng làm tăng acid uric.
- Một vài loại thuốc như thiazide, aspirin liều thấp và cyclosporine ...
- Một phần tư (25%) số bệnh nhân bị Gout là do di-tuyền.
- Nam giới thường thấy mắc bệnh Gout nhiều hơn nữ giới.
 -> Bạn có thể tìm hiểu thêm về bệnh gout tại: bệnh gut

Vậy để điều trị bệnh gout mà không cần dùng thuốc bạn cần có lối sống lành mạng để hạn chế bệnh gout:
- Tập thể dục tăng cường sức khỏe
- Giảm bịa rượu
- Không ăn các thức ăn chứa nhiều đạm đặc biệt là phủ tạng động vật và trừng....
- Ăn nhiều rau xanh
- Không hút thuốc lá

Ngoài ra nếu bạn đã bị bệnh gut thì một số bài thuốc kết hợp để bạn chữa bệnh gut hiệu quả

Theo lương y Phạm Như Tá, khi áp dụng phép trị, cần chú ý đến giai đoạn phát triển của bệnh. Chẳng hạn với thể cấp tính chủ yếu dùng phép “thanh nhiệt thông lạc khu phong trừ thấp”. Đối với thể mãn tính thường kèm theo đàm thấp, ứ huyết, hàn ngưng, nên tùy chứng mà dùng các phép hóa đàm, trừ thấp, hoạt huyết thông lạc, ôn kinh, tán hàn. Đồng thời chú ý đến mức độ hư tổn của âm dương, khí huyết, can thận mà bồi bổ thích hợp.


Nếu là thể cấp tính thì dùng bài thuốc gồm các vị: thạch cao 40-60g (nấu trước), quế chi 4-6g, bạch thược, xích thược, tri mẫu (mỗi loại 12g), dây kim ngân 20-30g, phòng kỷ, mộc thông, hải đồng bì (mỗi loại 10g), cam thảo 5-10g. Đem sắc uống ngày 1 thang, dùng trong thời gian bệnh biểu hiện sưng nóng đỏ đau.

Với trường hợp đau mãn tính, nhiều khớp sưng to đau kéo dài, co duỗi khó..., thì dùng bài thuốc gồm các vị: chế ô đầu, tế tân (mỗi loại 4-5g), tỳ giải, xích thược, toàn đương quy (mỗi loại 12g), mộc thông, uy linh tiên (mỗi loại 10g), thổ phục linh 16g, ý dĩ nhân 20g, quế chi 4-6g. Đem sắc ngày dùng một thang. Cách sắc (nấu) các bài thuốc như sau: Nước đầu cho các vị thuốc vào nồi cùng 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, chiết nước ra. Nước thứ hai cho tiếp 2 chén nước vào nồi thuốc, nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại chia làm 3 lần dùng trong ngày. 

Bệnh gut - những thông tin cơ bản về bệnh gut - gút -gout

Bệnh Gút (Gut - Gout - Thống Phong) là một bệnh lý được biết đến lâu đời nhất của loài người. Bệnh gout là 1 dạng viêm khớp thể hiện qua những cơn đau, sưng khớp. điểm đặc thù là đau nhức, sưng, đỏ, và nóng cũng như cứng (khó cử động) trong 1 hay nhiều khớp. Không điều trị, các cơn đau cứ tái đi tái lại và có thể gây ra thương tổn khớp, gân, và các mô khác. Bệnh gout phổ biến nhất trong nam giới (trên 40)
Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh gút :
Bệnh Gút tương đối dễ nhận biết, nếu được quan sát kỹ.Tiêu biểu nhất là việc sưng tấy, đỏ ngón chân cái. Thường gặp ở nam giới (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp. Thường bắt đầu vào tuổi 35 đến 45. Khởi bệnh đột ngột, diễn biến từng đợt, giữa các đợt đau các khớp hoàn toàn khỏi (những năm đầu. Vị trí bắt đầu thường là các khớp ở chi dưới, đặc biệt ngón I bàn chân (70%). Tính chất của Bệnh Gút là bệnh nhân thấy sưng nóng đỏ đau dữ dội, đột ngột ở một khớp, không đối xứng và có thể tự khỏi sau 3 - 7 ngày. Ở giai đoạn muộn biểu hiện ở nhiều khớp, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục (tophy) ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp. Trong giai đoạn cấp có thể kèm các dấu hiệu toàn thân như: sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu màng não (cổ cứng, ói...) 
 

Nguyên nhân gây bệnh gút :
Bệnh gút có nhiều nguyên nhân, trong đó nồng độ axit uric trong máu tăng cao là nguyên nhân chính. Bệnh có thể xảy ra do 1 số lý do: di truyền, chế độ ăn uống, sự bài tiết axit uric của thận.
Thói quen ăn uống
Chế độ ăn uống chiếm khoảng 12% nguyên nhân của bệnh gút:
    Sử dụng nhiều thức uống có cồn.
    Đồ uống có hàm lượng đường cao.
    Thức ăn có chứa nhiều đạm (thịt bò, hải sản).
Gần đây các nhà khoa học nghiên cứu thấy rằng có một số thực phẩm giàu Purine mà mọi người vẫn tin là nguyên nhân của gút như: đậu hà lan, rau chân vịt, rau lăng, protein tổng hợp trong thực tế thì không có ảnh hưởng gì.axit uric là một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giảng của Purin - có thể thấy trong tạng động vật: gan, não, thận, lách và cá trồng, cá trích, cá thu. Purin cũng có trong tất cả các loại thịt, cá và gia cầm.
Thông thường axit uric bị phân hủy trong máu và thải ra ngoài qua nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể tạo quá nhiều axit uric hoặc thải axit ra quá ít. Hậu quả là axit uric trong máu tăng lên, tích lũy và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp gây ra triệu chứng đau đớn, viêm sưng khớp.
Một số tình trạng khác, gọi là giả Gút, cũng có tình trạng lắng đọng tinh thể ở khớp nhưng không phải tinh thể axit uric mà là tinh thể calcium pyrophosphate dihydrate. Bệnh giả Gout cũng có thể gây đau khớp ngón chân cái tương tự Gout nhưng thường thì ở các khớp lớn hơn như gối, cổ tay hoặc mắt cá chân

Yếu tố nguy cơ bệnh gút :
Những yếu tố hay hoàn cảnh sau có thể làm tăng nguy cơ bệnh Gút :

- Lối sống: thường nhất là uống nhiều cồn, đặc biệt là bia. Uống nhiều nghĩa là hơn hai cốc ở nam và một cốc ở nữ mỗi ngày. Nếu thể trọng tăng cao hơn cân nặng lý tưởng 15kg cũng làm tăng nguy cơ bệnh Gút.

- Một số bệnh lý và thuốc: một số bệnh lý và thuốc điều trị cũng có thể làm bạn tăng nguy cơ bị Gút, như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ trong máu cao, hẹp lòng động mạch (do xơ vữa động mạch), phẫu thuật, các bệnh lý và tổn thương nặng, đột ngột, ít vận động,...cũng làm tăng axit uric máu. Một số thuốc như lợi tiểu thiazide (một thuốc điều trị tăng huyết áp bằng cách làm giảm lượng muối và nước trong cơ thể), aspirin liều thấp và cyclosporine (một thuốc sử dụng cho những người được ghép mô để chống thải loại mảnh ghép). Hóa trị liệu trong một số bệnh như ung thưlàm hủy diệt tế bào và phóng thích một lượng lớn purin vào máu.

- Gen di truyền. Một phần tư số bệnh nhân bị bệnh Gút có tiền sử gia đình bệnh này.
- Tuổi và giới. Nam giới có tần suất bệnh cao hơn nữ. Phụ nữ có nồng độ axit uric máu thường thấp hơn nam, nhưng đến tuổi sau mãn kinhlại tăng lên. Nam thường bị Gout trong khoảng 30-50 tuổi, còn nữ từ 50-70.

Biến chứng bệnh gút

Một số bệnh nhân bị Gút tiến triển đến viêm khớp mạn tính, dẫn đến biến dạng khớp, hủy hoại khớp. Một số ít có thể bị sỏi thận hoặc nặng hơn nữa là suy thận.

Điều trị bệnh gút

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) dùng làm giảm đau, kháng viêm trong các cơn Gút cấp tính. Tuy nhiên hãy cẩn thận với các thuốc này và tham vấn ý kiến bác sĩ của bạn cụ thể cách dùng và thời gian dùng (thường chỉ nên dùng từ 3-10 ngày), vì nếu dùng để điều trị bệnh gút kéo dài chúng có thể gây các biến chứng như viêm loét và xuất huyết dạ dày tá tràng.

Trường hợp bạn bị cơn Gut cấp, bác sĩ có thể cho bạn dùng Colchicin đồng thời dùng các biện pháp điều trị ngăn ngừa nhằm hạ lượng axit uric trong máu của bạn.
Phòng ngừa bệnh gút

Hiện chưa có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa sự khởi phát và tái phát của các cơn gút. Nếu bạn bị bệnh Gút, bác sĩ của bạn sẽ cho bạn dùng một số thuốc giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm thiểu độ nặng của các cơn tái phát sau này. Các thuốc này gồm có Allopurinol (Zylopric) và probenecid (Benemid), dùng hàng ngày giúp giảm nồng độ và tốc độ sản xuất axit uric. Việc duy trì nồng độ axit uric ổn định ở giới hạn bình thường là cách ngăn ngừa bệnh Gút lâu dài và hiệu quả nhất.
Tự chăm sóc bản thân khi bị bệnh gút

Thay đổi lối sống không thể điều trị bệnh Gút, nhưng rất hữu ích để hỗ trợ điều trị. Các biện pháp sau giúp giảm và ngăn ngừa triệu chứng :

- Giảm béo. Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm cân từ từ giúp giảm nồng độ axit uric máu, đồng thời giảm bới sự chịu đựng sức nặng của các khớp. Không nên nhịn đói để giảm cân nhanh vì như vậy càng làm tăng axit uric máu.

- Tránh ăn quá nhiều đạm động vật. Đây là nguồn chứa nhiều purin. Các thực phẩm chứa nhiều purin như tạng động vật (gan, thận, não, lách), cá trồng, cá trích, cá thu,...các loại thịt, cá, gia cầm chứa ít purin hơn.

- Giới hạn hoặc tránh rượu. Nếu bạn đang bị bệnh Gút, tốt nhất nên tránh hoàn toàn rượu bia. Uống quá nhiều rượu làm giảm bài tiết axit uric. Giới hạn dưới hai cốc mỗi ngày nếu bạn là nam, môt cốc nếu bạn là nữ.

- Uống nhiều nước (đảm bảo khoảng 2-3 lít nước/ ngày), hoặc uống thêm nước khoáng chứa kiềm (nước sô đa).

 

Bệnh gut, gút, gout © 2012 | Designed by Cheap Hair Accessories

Thanks to: Sovast Extensions Wholesale, Sovast Accessories Wholesale and Sovast Hair