Bệnh gout và cách điều trị

Việc điều trị bệnh gout nhằm mục đích làm giảm đau giảm viêm ( khi viêm cấp) giảm và duy trì lượng acid uric máu ở mức bình thường ( acid uric ở dưới 360 mmol/l) để khỏi tái phát viêm khớp, bảo vệ thận khỏi sỏi thận và suy chức năng thận.

Điều trị bệnh gout bằng cách hạn chế nguyên nhân gây bệnh
(Thực phẩm nên dùng (ảnh 1, 2); và thực phẩm cần hạn chế (hoặc tránh) (ảnh 3, 4) )

Có thể phòng tránh được bệnh gút bằng việc thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Vì ăn uống bừa bãi là một yếu tố thúc đẩy làm xuất hiện bệnh và làm bệnh tái phát. Các nguyên tắc vệ sinh ăn uống đối với bệnh nhân gút là chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân (nếu béo phì) và uống nhiều nước (khoảng 1,5-2 lít nước/ngày), đặc biệt là nước khoáng kiềm (để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu).

Thứ nhất, lượng thịt ăn hằng ngày không nên quá 15g, đặc biệt cần tránh ăn phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi...), các loại thịt đỏ (thịt trâu, bò, chó, dê), các loại hải sản (tôm, cua, cá béo). Có thể ăn trứng, sữa, phomat, thịt trắng như  thịt gia cầm,  cá nạc.

Thứ hai là nên ăn thêm ngũ cốc, bánh mì trắng.

Thứ ba là ăn nhiều rau xanh, cà rốt, bắp cải, đậu phụ, hoa quả.

Thứ  tư là cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua, uống nước chanh... vì chính những chất chua lại làm bệnh nặng hơn.

Thứ năm là về các đồ uống. Bệnh nhân cần bỏ rượu, kể cả rượu vang, rượu thuốc.

Bệnh nhân gút cần có chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mọi mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất như  tránh lạnh, lao động quá mức, chấn thương, stress... Ngoài ra, bệnh nhân gút cần tránh dùng một số loại thuốc có thể làm tăng acid uric máu như các thuốc lợi tiểu, corticoid, aspirin.

Điều trị bệnh gout bằng đông y
1.Giai đoạn đầu: khi mới phát hiện ra lượng axit uric trong máu cao, có thể tham khảo bài thuốc Phòng Phong Thông Thánh Tán gia giảm, để giảm lượng axit trong máu, làm cho máu kiềm hóa.

Đối với thể cấp tính chủ yếu dùng phép thanh nhiệt thông lạc khu phong trừ thấp, đối với thể mạn tính thường kèm theo đàm thấp, ứ huyết, hàn ngưng, nên tùy chứng mà dùng các phép hóa đàm, trừ thấp, hoạt huyết thông lạc, ôn kinh, tán hàn. Đồng thời chú ý đến mức độ hư tổn của âm dương, khí huyết, can thận mà bồi bổ thích hợp thì bệnh sẽ khỏi.

2. Giai đoạn cấp tính: khi khớp gốc ngón chân cái (hoặc các khớp nhỏ khác) đột ngột sưng, nóng, đỏ đau, động vào đau dữ dội, kèm theo sốt, đau đầu, sợ lạnh hoặc bứt rứt, khát nước, miệng khô, tiểu vàng. Đó là biểu hiện các khớp đang viêm cấp tính do tinh thể axit uric ở trong khớp gây nên. Điều trị đầu tiên phải tiêu viêm, giảm đau, hạ sốt. Bệnh nhân có thể tham khảo bài thuốc: Bạch Hổ Gia Quế Chi Thanh. Bài thuốc này dùng trong thời gian các khớp bị sưng tấy, nóng, đỏ.

3. Giai đoạn mạn tính: Đây là giai đoạn mà bệnh xuất hiện đã lâu, gây ra biến chứng. Lúc này nhiều khớp sưng to đau kéo dài, co duỗi khó, tại khớp không đỏ nóng rõ nhưng đau nhiều, dị dạng kèm theo tê dại, da tím sạm đen, chườm nóng dễ chịu, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, lâu ngày gây tổn thương thận. Giai đoạn này việc điều trị đã trở nên khó khăn hơn vì vừa phải hồi phục tạng phủ để tăng cường chức năng thải độc của cơ thể, vừa phải đào thải axit uric. Bài thuốc tham khảo: Ô Đầu Tế Tần Thang.
Việc điều trị bệnh gout bằng thuốc chỉ có tác dụng nhất định, để đạt hiệu quả điều trị lâu dài cần tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý. 

Điều trị bệnh gout bằng tây y
Khi sử dụng dự phòng bằng colchicine có thể làm giảm đợt cấp xuống 85%. Liều dự phòng colchicine tiêu chuẩn là 0,6mg ngày 2 lần. Khi suy thận cần giảm liều hoặc dùng cách nhật.
Bệnh nhân có thể phòng tránh một đợt gout cấp bằng cách uống một viên colchicine duy nhất khi xuất hiện triệu chứng đau đầu tiên.

Nếu so sánh với 80% bệnh nhân có nguy cơ tác dụng phụ trên đường tiêu hóa khi dùng colchicin cho đợt gout cấp, thì liều lượng colchicine dự phòng chỉ gây tác dụng phụ trên 4% bệnh nhân mà thôi.
Sử dụng colchicine kéo dài có thể dẫn đến yếu cơ kết hợp với tăng creatine kinase do thuốc gây bệnh lý thần kinh cơ, đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận.

Colchicine không được dùng khi độ lọc cầu thận (GFR) dưới 10 ml/phút, và nên giảm liều xuống ít nhất một nửa khi GFR thấp hơn 50 ml/phút.

Colchicine cũng nên tránh dùng ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan, tắc mật và tiêu chảy nhiều.

Điều trị bằng colchicine đơn độc có thể phòng ngừa những đợt gout cấp nhưng không ngăn cản được việc tích lũy acid uric trong các khớp có thể dẫn đến việc phá hủy khớp sau này.

Nếu bệnh nhân không dùng được colchicine, có thể thay thế bằng NSAID để dự phòng, ví dụ indomethacin, 25mg ngày 2 lần.

Thuốc chống viêm giảm đau (khi viêm cấp): Các thuốc kháng viêm giảm đau chỉ dùng khi có cơn viêm khớp, nhằm cắt cơn viêm càng sớm càng tốt!

Các thuốc kháng viêm không steroid(NSAID): Là thuốc được dùng ở các bệnh nhân không có những bệnh khác đi kèm.

Indomethacin là chọn lựa kinh điển nhưng tránh dùng cho bệnh nhân lớn tuổi, vì thường gây những tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, có thể dùng hầu hết các loại NSAIDS. Nên chọn loại thuốc có tác dụng nhanh, nhưng không nên dùng aspirin vì nó làm thay đổi lượng acid uric, kéo dài và làm tăng cường độ đợt gout cấp. Các thuốc ức chế Cyclooxygenase-2 (COX-2) cũng đem lại kết quả điều trị tốt.

Khởi đầu với liều cao trong 2-3 ngày rồi giảm liều dần xuống trong vòng 2 tuần. Bệnh nhân phải hết đau ít nhất 2 ngày trước khi ngưng NSAIDS.

Chú ý: Tránh dùng NSAIDS trên bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày tá tràng hoặc xuất huyết tiêu hoá, bệnh nhân suy thận, bệnh nhân rối loạn chức năng gan, bệnh nhân đang dùng coumarin (có thể thay thế bằng thuốc ức chế COX-2), và những bệnh nhân nặng ở khoa săn sóc đặc biệt có nguy cơ viêm dạ dày do stress.

Các thuốc Corticoids:
Có thể sử dụng cho những bệnh nhân không dùng được NSAIDS hoặc colchicine. Một số chuyên gia khớp học khuyên dùng corticoids thay vì NSAIDS trong điều trị gout cấp. Corticoids có thể dùng đường uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm nội khớp, hoặc dùng gián tiếp qua trung gian hormon adrenocorticotropic (ACTH).
Dùng corticoids tiêm không mang lại ưu điểm nào hơn trừ trường hợp bệnh nhân không thể dùng được thuốc uống.
Tiêm corticoids nội khớp đặc biệt hữu ích khi bệnh nhân chỉ đau ở một khớp để tránh tác dụng toàn thân của corticoids uống. Cần đảm bảo là không có tình trạng nhiễm trùng khớp trước khi tiêm nội khớp.
Có thể dùng ACTH liều 40 IU tiêm bắp để thúc đẩy sự sản xuất corticoid bằng chính tuyến thượng thận của bệnh nhân. Dùng thuốc này không cần giảm liều từ từ như đối với prednisone.

Thuốc giảm axit uric máu:

Thuốc làm giảm acid uric máu (như allopurinol, sulphinpyrazone và probenecid): Để điều trị tận gốc các hậu quả (gây các đợt viêm khớp cấp, gây sỏi thận, gây suy thận.) của căn bệnh này cần phải giảm bớt lượng acid uric máu bằng thuốc ức chế tổng hợp acid uric và/ hoặc các thuốc làm tăng thải acid uric ra ngoài. Các thuốc làm giảm acid uric đều đòi hỏi phải dùng liên tục nhiều năm vì đây chính là việc phòng ngừa bệnh tái phát.
Trong thời gian uống thuốc làm giảm acid uric máu, bệnh nhân cần uống nhiều nước để giúp thải acid uric qua đường tiểu được dễ dàng hơn.

Probenecid tăng thải acid uric qua đường nước tiểu.

Một số nhà khớp học chọn dùng probenecid vì ít gây tác dụng phụ hơn allopurinol. Probenecid có thể dùng ở đa số đàn ông bị gout, tuổi trung niên, khoẻ mạnh.
Chỉ định dùng allopurinol thay vì probenecid khi có suy thận (GFR <50 ml/phút), sỏi thận, đang uống aspirin (ức chế tác dụng của probenecid), sản xuất quá nhiều acid uric, và khi không đáp ứng với điều trị probenecid.
Probenecid có thể tương tác với một số thuốc khác.
Bệnh nhân dùng probenecid cần uống 2 lít nước mỗi ngày khi bắt đầu điều trị để bảo đảm đủ nước tiểu tránh nguy cơ sỏi thận.

Sulfinpyrazone tăng thải acid uric qua đường nước tiểu.

Sulfinpyrazone là một chất làm tăng bài tiết acid uric qua nước tiểu có tác dụng kháng tiểu cầu nhưng ít dùng vì nguy cơ ức chế tủy xương.

Allopurinol là thuốc rất thường dùng để giảm acid uric máu, vì thuốc ức chế tổng hợp acid uric.

Allopurinol ngăn chặn xanthine oxidase và làm giảm sản xuất acid uric. Do đó, nên được dùng ở các bệnh nhân sản xuất quá nhiều acid uric và bệnh nhân có nguy cơ hội chứng phân giải khối u (tumor lysis syndrome) để đề phòng ngộ độc thận trong khi đang điều trị ung thư. Đây là thuốc hiệu quả nhất để làm giảm lượng acid uric trong huyết thanh. Tuy nhiên, rượu có thể làm giảm hiệu quả của allopurinol.
Khoảng 3-10% bệnh nhân dùng allopurinol bị khó tiêu, nhức đầu, tiêu chảy hoặc nổi sẩn, mẩn ngứa. Hiếm gặp hơn là trường hợp phản ứng quá mẫn với allopurinol với tỉ lệ tử vong khoảng 20-30%. Các biểu hiện của phản ứng quá mẫn là sốt, hoại tử biểu bì nhiễm độc, suy tủy, tăng eosinophil, phản ứng bạch cầu, suy thận, suy gan, và viêm mạch máu. Corticoids thường được dùng trong trường hợp phản ứng quá mẫn. Phản ứng quá mẫn với allopurinol thường gặp ở bệnh nhân suy thận, bệnh nhân dùng lợi tiểu, và bệnh nhân khởi đầu bằng viên allopurinol hàm lượng 300 mg.

Allopurinol cần được ngưng khi bệnh nhân nổi sẩn ngứa.

Trong đa số trường hợp nên bắt đầu bằng liều 100mg mỗi ngày và điều chỉnh liều mỗi tháng tuỳ theo mức acid uric cho đến khi đạt mục tiêu 5-6 mg/dl.

Lưu ý vấn đề tương tác thuốc, khi đang dùng Allopurinol

- Cố gắng tránh sử dụng các kháng sinh nhóm Lactam (nhóm Penicillines, đặc biệt là Ampicilline và Amoxyclin) vì Allopurinol làm tăng khả năng dị ứng của các kháng sinh này lên nhiều lần).
- Thận trọng khi dùng các thuốc ức chế men chuyển (đặc biệt là Captopril) vì thuốc này làm tăng khả năng dị ứng với Allopurinol.
- Không nên dùng Corticosteroids và Aspirin dài ngày vì hai loại thuốc này ảnh hưởng không tốt đến bệnh và gây tăng acid uric máu.
- Không dùng các thuốc lợi tiểu thiazide vì cản trở thải acid uric qua đường tiểu và tăng khả năng dị ứng Allopurinol.
- Khi cần sử dụng thuốc hạ sốt người bệnh có thể dùng là Paracetamol.
- Khi bị các viêm nhiễm cần điều trị kháng sinh, người bệnh nên báo cho bác sĩ biết mình đang dùng Allopurinol và các bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh thuộc các nhóm khác như: Erythromycine, Rovamycin, Tetracycline, Bactrim, Ciprofloxacine, Pefloxacin, Ofloxacin, Norfloxacin,.
- Allopurinol có thể được dùng phối hợp với probenecid. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng allopurinol tăng thời gian bán hủy của probenecid và ngược lại, probenecid lại tăng đào thải allopurinol.
- Các thuốc lợi tiểu khác, lợi tiểu đông nam dược đều có thể dùng. Các thuốc lợi tiểu thảo dược thường làm tăng lưu lượng dịch tới thận, tăng mức lọc cầu thận, làm kiềm hóa nước tiểu, không thải muối. nên thuận lợi cho việc thải acid uric, (đặc biệt là lá xakê). Có thể kết hợp với các thuốc này để tăng cường và củng cố kết quả điều trị. Nhiều trường hợp còn làm giảm bớt liều thuốc phải sử dụng.

3 comments:

  1. Thông tin rất hữu ích! Cám ơn bạn đã chia sẻ.
    ------------------------------------
    Ms Nga - Kinh Doanh - SacoJet.vn

    Tel: 0938 172 672 - 090 262 1479 – 1900 63 6479
    Chuyên: Đặt vé máy bay VietJet từ Huế đi Sài Gòn Uy Tín tại SacoJet
    Website đặt vé trực tuyến: www.SacoJet.vn

    ReplyDelete
  2. Bệnh gout là bệnh gây nên những cơn đau dai dẳng, gây nhiều đau đớn cho người mắc bệnh. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những tai biến khôn lường. Đừng để bệnh gút hành hạ bạn. Tham khảo ngay cách điều trị bệnh gút tại đây:https://suckhoehangngay365.blogspot.com/2017/11/mot-vai-chien-luoc-don-gian-giup-dieu-tri-benh-gout-hieu-qua.html

    ReplyDelete

 

Bệnh gut, gút, gout © 2012 | Designed by Cheap Hair Accessories

Thanks to: Sovast Extensions Wholesale, Sovast Accessories Wholesale and Sovast Hair